Cách nấu gạo lứt bằng nồi đất rất dễ nè chị em ơi!!!. Để thực hiện được món ăn ngon và hấp dẫn này, trước tiên bạn phải chắc chắn rằng bạn có một chiếc nồi đất chất lượng, giữ nhiệt tốt nhé. Và không thể thiếu nguyên liệu chính là gạo lứt nè. Dưới đây là các bước Mình sưu tầm được từ các chị nội trợ truyền tai nhau cách nấu gạo lứt bằng nồi đất.
Cơm Gạo Lứt – Nền Tảng Cho Một Cuộc Sống Khỏe Mạnh
Gạo lứt là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe.
- Giàu chất xơ : Gạo lứt chứa lượng chất xơ gấp nhiều lần so với gạo trắng, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề về đường ruột. Chất xơ còn giúp tăng cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Kiểm soát đường huyết: Chỉ số đường huyết của gạo lứt thấp hơn gạo trắng, giúp ổn định lượng đường trong máu, đặc biệt tốt cho người mắc bệnh tiểu đường hoặc muốn kiểm soát cân nặng.
- Tốt cho tim mạch: Chất xơ, vitamin và khoáng chất trong gạo lứt giúp bảo vệ tim mạch, giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.
- Cung cấp năng lượng bền vững: Gạo lứt cung cấp năng lượng chậm và đều, giúp bạn luôn cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.
Gạo lứt có chứa tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng với các vitamin B1, B2, B3, B6 và axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic và các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, kali, magiê, selen, glutathione, natri. Gạo lứt còn được các tín đồ chay ưa chuộng. Bởi tính chất dinh dưỡng và màu sắc hơi hơi đỏ. Làm cho món ăn thêm bắt mắt, ngon và đủ chất dinh dưỡng.
Nhưng để gạo lứt phát huy hết công dụng này. Thì cách nấu và công cụ nấu cực kỳ quan trọng nhé Bạn. Nấu làm sao mà vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng. Đó là bí quyết nhé.
>>> Tham khảo : Các mẫu nồi đất mới nhất
Nấu Gạo Lứt Bằng Nồi Đất – Giữ Trọn Hương Vị, Thơm Ngon Tự Nhiên
Nồi đất có khả năng giữ nhiệt tốt, giúp gạo lứt chín đều từ trong ra ngoài, bảo toàn tối đa lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ có trong gạo. Đặc biệt, lớp cám gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng sẽ không bị mất đi trong quá trình nấu.
Gạo lứt nấu bằng nồi đất có hương vị thơm ngon đặc trưng, hạt gạo mềm dẻo, ngọt tự nhiên. Việc sử dụng nồi đất để nấu gạo lứt giúp giảm thiểu việc tiếp xúc với các chất hóa học có thể có trong nồi nấu bằng chất liệu khác, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cách Nấu Gạo Lứt Bằng Nồi Đất
Chuẩn bị nguyên liệu
- Nồi đất
- 1 lon gạo lứt
- Nước
- ¼ muỗng cà phê muối
- Vài miếng lá chuối hoặc miếng vải sạch
- Viên đá hoặc gạch
Để ăn được cơm gạo lứt ngon thì việc chọn gạo lứt cũng kỳ công lắm các chị em ạ. Gạo lứt có nhiều loại: màu nâu, đỏ, đen hay là hạt gạo dài, hạt gạo tròn. Cũng tuỳ vào từng vùng miền mà gạo lứt được gọi là gạo rằn hay gạo lật.
Gạo lứt bản thân nó rất giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là các phần tử nguyên tố vi lượng. Gạo lứt được chế biến thô sơ. Khi hạt gạo được thu hoạch về thì chỉ loại bỏ phần vỏ trấu, chưa xát bỏ lớp cám gạo.
Sơ chế nguyên liệu
Bước này Bạn cần lưu ý về gian ngâm gạo lứt trong nồi đất nhé. Bạn đãi gạo và ngâm trong nồi đất khoảng 1-2 tiếng. Sau đó vớt ra để ráo trên rổ nhé. Chắc chắn là phải ngâm gạo lứt 1-2 tiếng để mềm gạo bạn nhé.
Nấu cơm gạo lứt
Cho thêm nước vào nồi và đậy vung lại nhé. Ở bước này, Bạn cần lưu ý lửa đun nhé. Đầu tiên là ta đun lửa lớn để cho nồi đất truyền nhiệt đều và nhanh sôi. Sau khi cảm thấy nước đã sôi thì bạn cho gạo lứt vào nồi đất nhé. Bạn dùng một đôi đũa tre, hoặc đũa gỗ để khuấy đều gạo với nước. Sau đó đậy nắp vung lại và chờ nồi sôi lại khoảng 10 phút.
Khi Bạn cảm nhận được nồi cơm gạo lứt có độ sôi thì bạn cho thêm một ít muối vào nồi. Sau đó dùng đũa gỗ hoặc đũa trên khuấy đều lại một lần nữa. Ở bước này, Bạn sẽ điều chỉnh lại lửa nhỏ liu riu và chờ khoảng 20 phút cho nước cạn hẳn bạn nhé.
Bước Khác Biệt Tạo Nên Món Ngon Từ Gạo Lứt
Đây là bước khác biệt nhất để tạo nên nồi cơm gạo lứt nấu bằng nồi đất nè. Các bạn lưu ý kỹ nhé. Đầu tiên mở vung ra, đặt lên bề mặt của nồi cơm một miếng lá chuối đã rửa sạch. Nếu không có thì bạn đặt một miếng vải đã nhúng nước nhưng được vắt ráo. Bước tiếp theo là đậy vung thật kín nhé. Sau khi đậy vung thì Bạn đặt đá hoặc gạch lên trên bề mặt nắp vung của nồi đất.
Bước Quyết Định Độ Ngon Dẻo Của Gạo Lứt
Đây là giai đoạn quyết định độ mềm của gạo lứt nấu bằng nồi đất nè. Bạn để lửa thiệt nhỏ hoặc lửa liu riu trong khoảng 1 tiếng để gạo lứt đủ độ chín mềm. Nếu có thể, bạn có thể dùng rơm để đốt cháy trong vòng vài phút để gạo lứt có hương vị dân dã.
Mẹo hay không thể bỏ qua khi hoàn thành món ăn
Đây là mẹo nhỏ cuối cùng để có được nồi cơm gạo lứt ngon nè chị em ơi. Mở vung nồi ra, dùng đũa tre hoặc đũa gỗ xới đều cơm để nó tơi tơi ra thành từng hạt tròn mềm. Sau đó đậy vung lại và để yên trong vòng 5 phút trước khi ăn nhé.
Sau những bước đơn giản trên, là bạn đã sỡ hữu ngay món ngon bằng nồi đất rồi nhé.
Đây là cách nấu gạo lứt bằng nồi đất truyền thống. Mặc dù cách này tương đối tốn thời gian. Cần khá nhiều sự tỉ mỉ, cẩn thận nhưng hương vị đem lại cực ngon. Cách nấu này lưu giữ được dưỡng chất của gạo lứt.
Chúc các chị em phụ nữ có thể nấu được món ngon này cho gia đình mình và những người thân yêu. Gạo lứt cực kỳ bổ dưỡng và là món ngon bắt mắt giúp bạn thay đổi khẩu vị khéo léo và thông minh nhé. Trợ thủ giảm cân số một của các tín đồ giảm cân nè.
>>> Tham khảo : Nồi đất chất lượng, giá rẻ